Không thể phủ nhận những công dụng của trứng vịt lộn, nhưng khi sử dụng thực phẩm này, bạn cần có hiểu biết đầy đủ về cái lợi và hại để có cách dùng, cách ăn sao cho có lợi nhất.
'Mặt trái' đáng sợ của món trứng vịt lộn bổ dưỡng

Trứng vịt lộn được coi là món ăn bổ dưỡng có tác dụng “vàng”. Không chỉ là thực phẩm, trứng vịt lộn còn được coi là vị thuốc bồi bổ cơ thể.

Không thể phủ nhận những công dụng của trứng vịt lộn, nhưng khi sử dụng thực phẩm này, bạn cần có hiểu biết đầy đủ về cái lợi và hại để có cách dùng, cách ăn sao cho có lợi nhất.

1. Những lợi ích của trứng vịt lộn:

Theo Đông y, trứng vịt lộn có tác dụng tu âm, dưỡng huyết, ích trí, giúp cơ thể nhanh tăng trưởng.

Khi dùng chung với gia vị như rau răm, gừng tươi, trứng vịt lộn trở thành một bài thuốc chữa bệnh thiếu máu, suy nhược cơ thể, còi cọc, đau đầu, chóng mặt, yếu sinh lý…

Theo các chuyên gia dinh dưỡng hiện đại, trong trứng vịt lộn có chứa 13,6 gram protein , 12,4 gram lipit, 82mg canxi , 212mg phốtpho, 600mg cholesterol, 182kcal năng lượng…

Ngoài ra, trong mỗi quả trứng còn chứa rất nhiều vitamin A, tiền vitamin A, chất sắt, gluxit, vitamin B1 và C.

Để phát huy hết công dụng của trứng vịt lộn, người ta thường ăn kèm với rau răm, gừng tươi và 1 chút muối. Đây cũng chính là những vị thuốc Đông y giàu dược tính.

Gừng tươi có tác dụng kích thích tiêu hóa, giải độc thực phẩm, tăng cường chức năng tình dục. Trong khi đó, rau răm tính ấm có tác dụng ấm bụng, chống đầy hơi, sát trùng, tán hàn, ích trí, mạnh gân cốt, chữa lạnh bụng, say nắng…

2. Tác hại khi ăn nhiều trứng vịt lộn:

Nhiều người chỉ hiểu giản đơn là ăn trứng vịt lộn quá nhiều không tốt, nhưng cụ thể không tốt thế nào thì lại không rõ. Thực ra, nếu lạm dụng món ăn này và sử dụng không đúng cách, thì tác hại của nó không chỉ là không tốt mà rất có hại cho sức khỏe.

– Gây thừa vitamin A: Ăn nhiều trứng vịt lộn và ăn một cách thường xuyên cũng khiến cơ thể bị dư thừa vitamin A, lượng vitamin A dư thừa này sẽ tích lũy dưới da, gan và làm vàng da, bong tróc da, ảnh hưởng xấu đến việc hình thành xương.

– Nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm: Trứng vịt lộn tuy giàu đạm nhưng cũng chứa nhiều cholesterol, nhất là những cholesterol xấu, góp phần gây ra các bệnh tim mạch, huyết áp, đái tháo đường, gan nhiễm mỡ, bệnh gút…

Những người đã có sẵn bệnh cao huyết áp, tiểu đường, gan nhiễm mỡ, tim mạch, viêm gan… thì càng nên hạn chế ăn trứng vịt lộn. Nếu ăn quá nhiều sẽ dần đến tắc nghẽn động mạch, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

– Ảnh hưởng đến sinh lý:

Bản thân trứng vịt lộn không làm ảnh hưởng đến chức năng sinh lý của người ăn nhưng nếu ăn nhiều trứng vịt lộn cũng có nghĩa bạn đã tiêu thụ nhiều rau răm – loại gia vị được cho rằng làm suy yếu khả năng sinh lý của quý ông.

Đông y cho rằng ăn nhiều rau răm sẽ sinh nóng rét, giảm khả năng tình dục của nam giới. Các nghiên cứu hiện đại cũng cho thấy rau răm chứa 1 số loại tinh dầu có khả năng ức chế dục tính.

– Không tốt cho người tỳ vị hư, yếu:

Theo Đông y, trứng vịt lộn tính lạnh, mát, người có tỳ vị hư ăn vào dễ gây đầy trệ, không tiêu, gây báng bụng, ảnh hưởng không tốt đến gan, thậm chí dẫn đến nguy cơ xơ gan.

3. Ăn sao cho đúng?

– Nên ăn trứng vịt lộn vào buổi sáng để dạ dày có thời gian tiêu hóa hết chất dinh dưỡng có trong loại thực phẩm này. Không nên ăn vào buổi chiều hoặc tối dễ gây đầy bụng, khó chịu, không tiêu hóa được.

– Ăn bao nhiêu cho đủ?

Trẻ em dưới 5 tuổi không nên ăn trứng vịt lộn do hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, dễ dẫn đến tình trạng không tiêu hóa được, ảnh hưởng tới sức khỏe.

Trẻ trên 5 tuổi nên ăn ½ (một phần hai) quả trứng 1 lần, tuần ăn từ 1 – 2 lần.

Bà bầu nên ăn mỗi tuần 2 quả và khi ăn hạn chế hoặc không ăn rau răm.

Những người có bệnh cao huyết áp, tiểu đường, viêm gan, gan nhiễm mỡ, tim mạch, gút… cũng nên kiêng hoặc không ăn nhiều trứng vịt lộn.

Người gầy yếu muốn tăng cân nên ăn nhiều trứng vịt lộn, khi ăn nhớ kèm theo đĩa lạc hoặc một chút dầu chiên để giúp hấp thu dưỡng chất có trong trứng vịt lộn tốt hơn.

Theo Soha


Tổng hợp & BT:

Về Menu

chè sầu riêng sữa chua kho chay nấm đông cô giò gà trộn cay lam ga xao hanh nhan ngon làm bún thịt nướng thu hút tự làm snack da heo boc tom mực xào thơm cà oc heo Lẩu hải sản giải khát mùa hè chè bột báng nấu dừa ga nau lagu rau củ xào nấm bánh mì bánh mì chảo xúc xích Hằng MT khấu cach lam sinh to bo thiệp mon giai nhiet snack củ dền canh cải nấu tôm khô salad đậu hũ canh suon phở cuộn moi cach lam mi huong dan lam salad Ho xíu canh bí đỏ nấu thịt băm Bánh ít ram bánh pancake cháo tôm phô mai mon ran thịt gà chiên giòn bánh ướt nhân thịt bằm chân gà ngâm Muốn sống lâu phải ăn ít lại thit nuong banh mi tai heo Rau cải Cách nấu bò kho Thân cách làm món cá chiên giòn chanh leo nhửng bò nhúng mẽ tuyệt chiêu vào bếp tart táo bánh trưng Hội đồng khoai tây Mỹ Dua mon cach lam sinh to chuoi trung đút Cún Khang Ốc mỡ xào sa tế đồng salad dầu dấm nhung trung pudding ca cao sup tom hum Sườn non cà chua cà tím nướng Phở xào Trót thịt kho nước tương sinh tố sữa dưa củ cải muối Tận dụng thịt gà luộc Lớp Hành tây cam hoa thuc pham sá ng cách làm Kim chi lam sua chua nấm nhồi khoai sốt cay nam dong co nhoi thit chien phach cá thính nội trợ Bánh mỳ chảo trà sữa Thái ở Sài Gòn thit xien Cupcake lam banh mi bo Bánh cam man dau hu cà chua lam mon banh pudding giang sinh soup bánh mì tôm xào món thạch ngon hàu nướng sốt rau pina thuỷ tinh nau chao tom kho cà Bun moc vài nướng sườn chua ngọt mứt hương cam đậu phụ rang muối suon om kieu nhat cach kho ca loc kho ngon Ga kho ngọn mướp đắng lam banh trung hải sản Tôm chiên đậu hũ sốt bUn rieu Cách làm Miến gà nấm trộn cua cay mứt thơm dẻo thịt gà nấu đậu 7 món ăn vặt mới nổi khuynh đảo teen Dưa lê trái cây tốt ngày hè cho mẹ bầu lam pho giò lụa bánh pizza